Cấu tạo của khớp cổ chân bao gồm hệ thống xương và dây chằng rất phức tạp. Các dây chằng sẽ giúp khớp cổ chân dẻo dai và chịu tải trọng của cơ thể tốt hơn. Có nhiều lý do dẫn đến chấn thương cổ chân, đặc biệt là khi chơi thể thao, bóng đá hoặc các môn thể thao nặng khác. Trong số đó thì chấn thương cổ chân khi chơi bóng đá là phổ biến và thường gặp nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến các cầu thủ bóng đá mắc phải tình trạng chấn thương này và nó cũng là một trong số những nỗi ám ảnh của ai đam mê bóng đá. Vậy biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh loại chấn thương này khi chơi bóng đá là gì? Mời các bạn cùng kryoflex.com tìm hiểu thêm qua bài viết này!
Các chấn thương cổ chân phổ biến nhất khi chơi bóng đá
- Bong gân: Là tình trạng dây chằng bị tổn thương như giãn, rách hoặc đứt hoàn toàn. Người bệnh thường cảm thấy đau, sưng ở cổ chân. Cần xác định mức độ tổn thương để có các biện pháp điều trị kịp thời.
- Trật khớp: Là sự di chuyển bất thường ở các đầu xương cổ chân khiến mặt khớp bị lệch lạc gây biến dạng, mất khả năng vận động tạm thời ở khớp. Trật khớp cổ chân thường không thể tự xử trí tại nhà mà cần được can thiệp y tế bởi các bác sĩ chuyên môn để không ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân về lâu dài.
- Gãy xương: Xương cổ chân cũng có thể bị gãy nếu trong quá trình tập luyện bị chấn thương mạnh. Đây là tổn thương khá nghiêm trọng cần được xử trí đúng cách.
Cách điều trị chấn thương cổ chân khi chơi đá bóng
Chườm lạnh chân
Đây là một cách thức hiệu quả và nhanh chóng giúp, giảm sưng và đau. Đồng thời, biện pháp này còn làm tê giúp, ngăn ngừa vết thương sưng to. Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy khăn mềm chườm lên vết thương. Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 6 – 7 lần một ngày.
Ngâm chân trong nước đá
Bên cạnh cách thức chườm lạnh, người bị chấn thương cổ chân khi đá bóng cũng có thể ngâm chân trong nước đá. Thực hiện 4 lần/1 ngày, mỗi lần thực hiện trong vòng 20 phút/lần. Ngoài ra, cầu thủ cần hạn chế đi lại để chấn thương nhanh khỏi hơn.
Hạn chế vận động
Người bị chấn thương cần thiết phải hạn chế các hoạt động đến vùng cổ chân bị chấn thương khi đá bóng. Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, không bị rách ra và nghiêm trọng hơn.
Ép dây chằng cổ chân
Một trong những phương pháp cầu thủ dùng để điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng là ép dây chằng cổ chân. Cầu thủ dùng băng thun để ép dây chằng cổ chân. Chú ý phải thực hiện đúng cách nếu không sẽ phản tác dụng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một điều quan trọng nhất cầu thủ cần cũng cần phải chú ý khi bị chấn thương đó là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến chấn thương ở cổ chân cũng như các chấn thương khác mau lành hơn. Cầu thủ cần chú ý bổ sung thêm các chất canxi, kẽm, silicium,… để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Cách ngăn ngừa chấn thương cổ chân khi chơi đá bóng
Để hạn chế các chấn thương này, mỗi người cần trang bị cho mình những lưu ý trong tập luyện bao gồm:
- Chấp nhận giới hạn của cơ thể, tập luyện vừa sức cũng như theo đúng độ tuổi. Quá sức không chỉ tổn hại đến sức khỏe nói chung mà khớp cổ chân cũng dễ bị tổn thương hơn.
- Khởi động kỹ trước khi đá bóng giúp các khớp được nóng lên và linh hoạt hơn. Hoạt động này giúp tránh được các sự cố chuột rút, căng cơ.
- Hãy đi giày phù hợp để giúp chân được thoải mái. Điều này vừa mang đến hiệu quả thể thao mà cũng rất an toàn khi vận động.
- Nếu gặp phải các vấn đề ở cổ chân, cần tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất. Để lâu có thể khiến cổ chân tổn thương nghiêm trọng thậm chí là tàn phế.