Tin tức mới

Điểm qua 7 loại chấn thương bóng rổ phổ biến nhất

Chấn thương bóng rổ thường được phân loại là chấn thương cấp tính hoặc là loại chấn thương dẫn đến những tổn thương trực tiếp lên dây chằng và cấu trúc xương do các tác động ngoại lực chẳng hạn như vấp ngã gây nên. Các chấn thương phổ biến nhất khi chơi môn thể thao này bao gồm các loại bong gân mắt cá chân, đau vùng xương chậu cấp tính, chấn thương đầu gối,… Hầu hết đều là những chấn thương chi dưới, chiếm khoảng 62% và tần suất cao hơn nhiều so với chấn thương thân hoặc chi trên. Hầu hết những chấn thương này là cấp tính, với khoảng 6 – 14 ca chấn thương xảy ra sau mỗi 1000 giờ thi đấu. Hãy cùng kryoflex.com tìm hiểu kỹ hơn về các loại chấn thường gặp khi chơi bóng rổ qua bài viết dưới đây nhé!

7 chấn thương phổ biến nhất khi chơi bóng rổ

Tình trạng chấn thương chân và mắt cá chân

Tình trạng chấn thương chân và mắt cá chân
Tình trạng chấn thương chân và mắt cá chân
  • Biểu hiện: đau đầu gối,cứng gân, sưng tấy, phù nề, chấn thương nặng có thể chảy máu.
  • Nguyên nhân: Đối với chấn thương gót chân và cổ chân phần lớn vì đi giày không đạt tiêu chuẩn của môn bóng rổ; hoặc khi bạn thực hiện các kỹ thuật chơi bóng rổ như vặn, cuộn hoặc xoay mắt cá chân quá mức, dẫn đến việc một hoặc nhiều dây chằng ở mắt cá chân bị kéo dài hoặc rách.
  • Cách phòng tránh: khởi động đủ và đúng kĩ thuật, sử dụng giày đạt tiêu chuẩn bóng rổ, dụng cụ bảo vệ mắt cá chân khi chơi, không luyện tập quá sức trong thời gian dài.
  • Cách chữa trị: dừng chơi, nghỉ ngơi, sử dụng xịt lạnh thể thao hoặc chườm đá, không nên xoa bóp vùng bị thương.

Các chấn thương ở vùng bàn tay, cổ tay khi chơi bóng rổ

  • Biểu hiện: đau nhức ở tay, cử động khó, đỏ tấy, thậm chí chảy máu.
  • Nguyên nhân: khi cổ tay đập mạnh quá mức một cách đột ngột hoặc do lặp đi lặp lại động tác tay quá sức; ngã chống tay xuống đất; tập luyện quá sức; thực hiện kĩ thuật không đúng động tác.
  • Cách phòng tránh: khởi động và chơi đúng kĩ thuật, sử dụng băng quấn tay, chú ý đường chuyền của bóng để đón bóng một cách an toàn.
  • Cách chữa trị: dừng chơi và sử dụng xịt lạnh thể thao hoặc chườm đá, hạn chế vận động mạnh, dùng băng quấn nếu cần.

Tình trạng chấn thương vùng hông và đùi

  • Biểu hiện: bầm tím, nhức nhối, khó cử động mạnh.
  • Nguyên nhân: do khuỷu tay của đối phương đập vào hông hoặc đùi.
  • Cách phòng tránh: mặc quần bó sát, đeo đệm bảo vệ đùi, tập cơ đùi để rắn chắc hơn.
  • Cách chữa trị: đừng chơi, nghỉ ngơi và sử dụng xịt lạnh hoặc đá chườm; nếu nặng hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra; nên vận động nhẹ nhàng để dần hồi phục.

Tình trạng chấn thương ở xương bánh chè

  • Biểu hiện: đau phía sau xương bánh chè, giao giữa xương bánh chè và xương đùi.
  • Nguyên nhân: do ngã đập đầu gối xuống đất hoặc vật cứng khác, co gấp chân 1 cách đột ngột.
  • Cách phòng tránh: tập luyện tăng cường độ khỏe khoắn của cơ, sử dụng bọc gối khi tham gia luyện tập, thi đấu.
  • Cách chữa trị: dừng việc luyện tập, tránh các hoạt động gây đau nhức, chườm đá hoặc xịt lạnh; nếu đau hơn và viêm thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra rõ hơn.

Các chấn thương ở vùng mặt và đầu

Các chấn thương ở vùng mặt và đầu
Các chấn thương ở vùng mặt và đầu
  • Biểu hiện: đau đầu, sưng và nhức, xây xát thậm chí chảy máu.
  • Nguyên nhân: do va chạm trong thi đấu, tập luyện.
  • Cách phòng tránh: người chơi cần cẩn thận quan sát hơn.
  • Cách chữa trị: làm sạch vết thương và khử trùng vết cắt, dán băng để khâu vết thương tạm thời. Chườm đá nếu có thấy sưng hoặc đau. Nếu nặng và chảy máu cần phải khâu cấp tốc.

Tình trạng giãn cơ

  • Biểu hiện: nhức mỏi, đau buốt, khó gập tay, chân, xoay cổ.
  • Nguyên nhân: do thể trạng không tốt, vận động nhiều, lâu, mà chưa có sự khởi động kĩ càng.
  • Cách phòng tránh: tập thể dục thể thao thường xuyên, khởi động đủ và đúng kĩ thuật. Ngoài ra, bạn nên sử dụng xịt nóng thể thao giúp cơ co dãn tốt hơn.
  • Cách chữa trị: không nên vận động mạnh; luyện tập từ từ để cơ bình phục lại, xoa bóp thường xuyên.

Tình trạng đau lưng khi chơi bóng rổ

Chấn thương ít phổ biến hơn trong bóng rổ là đau lưng, căng lưng, tổn thương cột sống. Từ đó dẫn tới tổn thương đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm):

  • Nguyên nhân: do vặn người, bật nhảy hoặc té ngã,… gây ra. Tuy nhiên, tình trạng này thường sẽ biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi.
  • Tổn thương cột sống (chấn thương nguy hiểm): các khớp hỗ trợ cột sống bị tổn thương sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Hậu quả là bạn sẽ bị đau thần kinh toạ, tổn thương thần kinh hoặc tê đau ở phía sau chân (bắp chân) hoặc một bên bàn chân.
  • Cách tốt nhất để khắc phục là phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị chấn thương đĩa đệm hoặc thoái hóa không phải là vấn đề đơn giản bởi nó còn liên quan nhiều đến các yếu tốt như tuổi tác, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh đĩa đệm, các triệu chứng thần kinh liên quan, số lượng đĩa liên quan.

Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng rổ

Các biện pháp phòng ngừa an toàn sau đây được khuyến nghị để giúp ngăn ngừa chấn thương bóng rổ:

  • Làm nóng người kỹ trước khi tham gia trận đấu.
  • Đảm bảo bạn có khả năng kiểm soát cốt lõi tuyệt vời, quyền sở hữu, tốc độ, sức mạnh, sự nhanh nhẹn và kỹ năng đo lường.
  • Mang giày bóng rổ có hỗ trợ tốt để chống trượt.
  • Sử dụng kỹ thuật tốt.
  • Làm sạch các sân bóng rổ trước khi chơi
  • Kiểm tra các điểm trơn hoặc bụi bẩn có trên sân.

Trên đây là một vài chấn thương thường gặp trong tập luyện và thi đấu bóng rổ. Hi vọng rằng, với những thông tin này, bạn có thể có được kiến thức cơ bản về phòng tránh chấn thương và sơ cứu khi tai nạn để có thể áp dụng khi cần nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *