Tin tức mới

Hướng dẫn kỹ thuật khống chế bóng không bị văng xa

Để chơi bóng tốt, ngoài kỹ thuật sút và chuyền bóng thì việc giữ, khống chế bóng cũng vô cùng quan trọng. Kiểm soát bóng tốt sẽ giúp bạn giữ bóng và có cơ hội rê dắt, chuyền bóng và sút bóng. Vì vậy, trước khi học các kỹ năng khác, bạn nên rèn luyện kỹ năng kiểm soát bóng của mình. Kiểm soát bóng là một trong những kỹ năng cơ bản nhất trong bóng đá. Nếu không kiểm soát tốt bước đầu, chúng ta sẽ khó nắm bắt được tình hình. Hôm nay, kryoflex.com sẽ chia sẻ cho các bạn cách kiểm soát bóng để bóng không bay đi xa qua bài viết bên dưới này nhé!

Tổng quát về kỹ thuật khống chế bóng

Tổng quát về kỹ thuật khống chế bóng
Tổng quát về kỹ thuật khống chế bóng

Kỹ năng khống chế bóng bước 1 là sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đỡ quả bóng sau những đường chuyền của đồng đội. Bởi vì đường chuyền của đồng đội thường có 2 kiểu một là chuyền sệt 2 là chuyền bổng nên kỹ năng khống chế bóng cũng phân chia thành 2 loại này. Với các đường chuyền bóng sệt và bóng bổng thì chúng ta sẽ sử dụng các cách khác nhau để khống chế bóng. Vậy đâu là cách để khống chế các đường bóng tốt khiến bóng không bị văng ra xa. Đầu tiên chúng ta cần xác định các tình huống khống chế bóng, có bóng sệt và bóng bổng.

Kỹ thuật khống chế bóng sệt

Khống chế bằng gầm giày

Với bóng sệt, chúng ta có cách đơn giản nhất để khống chế gọn bóng đó là dùng gầm giày. Đây là một động tác khá dễ dàng và điều duy nhất chúng ta phải lưu ý đó là không nhấc chân lên quá cao để bóng lọt qua chân.

Bằng lòng trong

Một cách khác để khống chế bóng sệt đó chính là tiếp bóng bằng lòng trong, một động tác phổ biến mà hầu như ai chơi bóng cũng đã từng làm. Để khống chế tốt bằng lòng trong, chúng ta cần đưa lòng bàn chân vuông góc với cẳng chân, cổ chân thả lỏng.

Khi bóng chạm chân thì chúng ta sẽ hơi thu chân về phía sau để hãm lực của trái bóng. Lúc này lòng bàn chân chúng ta sẽ hơi nghiêng úp xuống để giữ bóng. Nếu chúng ta ngửa lòng bàn chân lên thì rất dễ khống chế bóng hỏng.

Kỹ thuật khống chế bóng bổng

Kỹ thuật khống chế bóng bổng
Kỹ thuật khống chế bóng bổng

Tiếp theo sẽ là khống chế bằng bóng bổng. Đây là tình huống khiến rất nhiều người gặp khó khăn. Và để giải quyết chúng, chúng ta cũng sẽ có khá là nhiều phương án.

Sử dụng lòng trong

Cũng tương tự như bóng sệt, khi đỡ bóng bổng bằng lòng trong, chúng ta giữ đúng góc vuông giữa bàn chân và cẳng chân. Đồng thời thêm 1 góc vuông nữa ở đầu gối.

Có một điểm khác với bóng sệt, đó là khi khống chế bóng bổng, chúng ta sẽ ngửa lòng bàn chân lên một chúng, sao cho điểm chạm nằm ở phía dưới đáy quả bóng. Nếu đỡ vào bên mặt trước thì bóng sẽ văng về phía trước.

Sau khi chạm bóng, chân chúng ta cần nhanh chóng hạ xuống thấp để hãm lực tương tự như động tác thu chân về sau khi đỡ bóng sệt.
Đây là 1 động tác dựa nhiều vào cảm giác để thực hiện tốt chính vì vậy chúng ta cần tập luyện nhiều lần để quen chân và duy trì cảm giác chính xác.

Sử dụng mu bàn chân

Đối với khống chế bằng mu bàn chân, chúng ta cũng sẽ duy trì tư thế chân vuông góc tương tự, nhưng cần hướng mũi bàn chân về phía trước thay vì lòng bàn chân.

Chúng ta sẽ có điểm chạm nằm ở giữa ngón chân và mu bàn chân. Điểm chạm bóng tương tự, nằm ở phía dưới quả bóng. Và một lần nữa, chân hạ xuống sau khi chạm bóng đễ hãm lực.

Khống chế bóng bằng ngực

Một cách khác cũng rất phổ biến đó là hứng bóng bằng ngực. Chúng ta cần hơi cong người để ưỡn được phần ngực lên đón đường bóng. Khi bóng chạm vào ngực thì đồng thời chúng ta cũng sẽ thẳng người lại để bóng rơi xuống ngay trước mặt.

Lưu ý là chúng ta nên đỡ bằng ngực phải hoặc ngực trái. Tránh đỡ vào phần chính giữa ngực gây đau tức. Ngoài ra thì đây cũng là phần có xương cứng làm bóng dễ bị nảy ra khỏi tầm kiểm soát.

Khống chế bóng bằng đùi

Cuối cùng, đó là việc đỡ bóng bằng đùi. Đây có thể nói là phần dễ khống chế bóng nhất trên cơ thể. Chúng ta sẽ dùng đùi khống chế trong những tình huống mà bóng ở lưng chừng, không thể dùng chân hay ngực để đỡ bóng.

Để khống chế gọn bóng bằng đùi thì chúng ta cần hơi cong người. Giơ phần đùi lên sao cho giữa đùi và thân người hình thành 1 góc 135 độ.

Nếu chúng ta giơ chân lên quá cao thành góc 90 độ thì bóng sẽ có thể văng lên mặt. Nếu giơ quá thấp, bóng sẽ nảy về phía trước vượt khỏi tầm kiểm soát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *