Tin tức mới

Những điều cần biết về chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bóng đá là môn thể thao yêu thích của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên, đây cũng là bộ môn tiềm ẩn nhiều những nguy cơ chấn thương vô cùng nguy hiểm cho cơ thể của các cầu thủ. Trong số các chấn thường thường gặp khi chơi bóng đá thì chấn thương đầu gối là loại chấn thương phồ biến nhất. Chấn thương này không những để lại di chứng nặng nề mà còn làm giảm khả năng vận động trong cuộc sống hàng ngày của cầu thủ bóng đá. Trong bài viết dưới đây, kryoflex.com xin chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản cũng như cách phòng tránh và điều trị các chấn thương đầu gối khi chơi bóng đá, nếu bạn là người đam mê bộ môn thể thao vua này thì hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!

Những chấn thương đầu gối phổ biến nhất khi đá bóng

Tình trạng bong gân ở đầu gối

Tình trạng bong gân ở đầu gối
Tình trạng bong gân ở đầu gối

Bong gân là chấn thương phổ biến xảy ra trong các môn thể thao vận động. Bong gân đầu gối có thể xảy ra khi cầu thủ xoay người đột ngột, dẫn đến giãn nhanh các cơ bắp và dây chằng, dẫn đến tổn thương dây chằng. Biểu hiện:

  • Đầu gối bị đau khi căng lên hoặc khuỵu gối, đau khi chạm vào.
  • Sưng tấy, bầm tím.
  • Đi đứng khó khăn.

Tinh trạng chấn thương dây chằng chéo trước đầu gối

Một chấn thương khác cũng khá phổ biến khi thi đấu bóng đá xảy ra với các cầu thủ là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL). Nguyên nhân của chấn thương có thể do cầu thủ thay đổi hướng bất ngờ, xoắn vặn dây chằng đầu gối khi chuyển động. Biểu hiện:

  • Đầu gối, sưng đau.
  • Mất khả năng chuyển động khớp đầu gối.
  • Đau khi vận động.
  • Đầu gối kém ổn định.

Tình trạng chấn thương dây chằng giữa gối

Dây chằng giữa gối là dây chằng kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân (xương chày) đến mặt trong của đầu dưới xương đùi. Nó có tác dụng giữ ổn định xương cẳng chân. Cùng với dây chằng chéo trước dây chằng giữa gối cũng là một bộ phận dễ bị chấn thương. Chấn thương đầu gối khi đá bóng do hoạt động mạnh và những pha truy cản người từ phía sau của cầu thủ.

Chấn thương này khiến dây chằng trung gian bị giãn, đứt hoặc bong rách ra. Lực tác dụng từ dây chằng bị tổn thương lên khớp gối khiến khớp gối cong lại, mặt trong khớp nở rộng ra. Có thể dẫn đến giãn khớp gối thậm chí là rách khớp gối. Dây chằng giữa gối thường bị tổn thương do áp lực hoặc sức ép tác dụng lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại và mặt trong mở rộng ra. Khi bị kéo giãn quá mức, dây chằng giữa gối dễ bị rách và tổn thương. Biểu hiện:

  • Sưng, đau và bầm tím đầu gối.
  • Di chuyển khó khăn, khi di chuyển có cảm giác cứng và kẹt khớp gối.
  • Chân đi cảm giác không vững.

Tình trạng tổn thương sụn chêm ở đầu gối

Tình trạng tổn thương sụn chêm ở đầu gối
Tình trạng tổn thương sụn chêm ở đầu gối

Sụn chêm là một loại sụn nằm ở đầu gối có tác dụng chống sốc cho xương đầu gối. Rách sụn chêm cũng là một loại chấn thương đầu gối khi đá bóng thường thấy của các cầu thủ. Nguyên nhân xảy ra chấn thương này thường là do cầu thủ có hoạt động đột ngột, hoặc chịu lực tác động bất ngờ dẫn đến rách sụn chêm. Khi bị rách sụn thường đi kèm với tiếng kêu rõ. Biểu hiện:

  • Đau, sưng tấy đầu gối, đặc biệt là khi chạm vào.
  • Khó khăn khi chuyển động đầu gối, các chuyển động bị hạn chế.
  • Chân đi cảm giác không vững, cứng ở khớp gối.

Tình trạng trật khớp gối

Chấn thương biến dạng khớp gối hay còn gọi là trật khớp gối. Chấn thương xảy ra do va chạm mạnh, hoặc tổn thương từ các cú ngã. Tổn thương khiến cho xương đùi và xương chày bị lệch đi. Chấn thương này cũng có thể đi kèm với bong gân đầu gối. Biểu hiện:

  • Biến dạng đầu gối, khớp gối sưng to.
  • Đặc biệt đau nhức khi chuyển động.

Cách sơ cứu khi bị chấn thương đầu gối lúc đá bóng

Cách sơ cứu bong gân

Người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng dẫn đến bong gân cần được chườm lạnh ngay lập tức. Để thực hiện chườm lạnh, chuẩn bị một túi chườm bọc vào một chiếc khăn mềm, đắp lên phần cơ thể bị thương. Chú ý bọc vải bên ngoài để tránh đá tiếp xúc với da làm bỏng lạnh. Thực hiện chườm lạnh liên tục từ 15 – 20 phút một lần. Một ngày thực hiện từ 7 đến 8 lần. Như vậy chấn thương sẽ không đau, sưng to và mau lành hơn. Bước tiếp theo cầu thủ thực hiện ép dây chằng bằng băng thun. Bệnh nhân thực hiện băng bó theo sự hướng dẫn các bước của bác sĩ. Lưu ý thực hiện ép với lực vừa phải, nhẹ nhàng. Sau khi băng lại, cầu thủ kê cao chân bằng gối.

Cách sơ cứu căng cơ

Nếu cảm thấy bị căng cơ, cầu thủ nên dừng hoạt động để chườm lạnh để giảm đau và sưng, tránh đau nhức đầu gối. Cầu thủ cần nghỉ ngơi cho đến khi cơ bắp hồi phục lại. Đây không phải là chấn thương nặng tuy nhiên cầu thủ cũng không nên xem nhẹ mà cần nghỉ ngơi.

Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Chấn thương gãy xương khi đá bóng là một chấn thương nghiêm trọng. Cầu thủ cần ngưng mọi di chuyển nếu bị chấn thương này. Nếu vết thương có chảy máu, cầu thủ cần được cần máu lại ngay. Khi băng vết thương chú ý nhẹ nhàng, không thay đổi vị trí xương. Có thể dùng nẹp để cố định hai đầu xương. Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức. Lưu ý, cẩn thận trọng quá trình di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Những lưu ý sau khi bị chấn thương đầu gối lúc đá bóng

Khi khớp gối bị chấn thương, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể. Theo các chuyên gia, người bị chấn thương đầu gối nên bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn dạng lỏng và dễ tiêu hóa: nước hầm xương, súp, cháo, canh,… Thực phẩm giàu Omega-3: cá thu, cá trích, cá hồi, quả bơ,… với tác dụng chống viêm và bổ sung Collagen cho cơ thể.
  • Những món ăn giàu đạm: thịt, cá, sữa, đậu xanh, trứng,… nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Thực phẩm có hàm lượng vitamin C và E dồi dào: các loại rau xanh, hoa quả tươi, bí đỏ, đậu que,… để tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamin giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
  • Chỉ trở lại tập luyện khi chấn thương đã được chữa trị hoàn toàn và nên bắt đầu với những bài tập từ nhẹ đến nặng.
  • Không nghỉ ngơi, nằm quá nhiều khiến các cơ bì trì trệ và yếu đi.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để bảo vệ đầu gối.
  • Nên đi giày có đệm lót để làm giảm áp lực lên đầu gối.

Cách phòng tránh chấn thương đầu gối khi đá bóng

Bạn cần nắm rõ một số điều sau để phòng tránh chấn thương đầu gối khi thi đấu bóng đá:

  • Thường xuyên tập luyện các bài cơ cơ bắp chân và đầu gối như: ngồi, xổm, ép chân, đá, xoạc chân và gập chân ra sau.
  • Sử dụng giày đá bóng có chất lượng tốt, bảo vệ đôi chân an toàn.
  • Nếu bị nhuyễn sụn xương bánh chè, cần tham gia các bài vật lý trị liệu để tăng cường liên kết sụn.
  • Đeo gối đỡ khi bạn chơi bóng đá để hỗ trợ và bảo vệ đầu gối, đặc biệt là khi bạn đang bị chấn thương khớp đầu gối vừa phải. Gối đỡ không chỉ hỗ trợ cho các khớp không ổn định và ngăn ngừa chấn thương mà còn cho phép chấn thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giữ nhiệt ở vùng đầu gối. Nhiệt làm cho các mạch máu ở đầu gối nở rộng, do đó thuận lợi cho việc cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng.

Chấn thương đầu gối khi đá bóng là một điều khó tránh gặp trong bóng đá. Tuy nhiên các cầu thủ vẫn nên cẩn thận, thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia để giảm thiểu chấn thương. Bên cạnh đó, cầu thủ cũng nên biết cách sơ cứu vết thương trước khi được đưa đến bác sĩ. Trên đây là những chia sẻ về chấn thương đầu gối được chúng tôi tổng hợp lại. Rất mong thông tin này hữu ích với bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *