Tin tức mới

Ligue 1 ưa chuộng các cầu thủ đến từ giải vô địch Hà Lan?

Sở dĩ có thể nói như thế là bởi, riêng mùa giải này, 5 câu lạc bộ Ligue 1 bao gồm Lille, Brest, Nice, Monaco và Reims đều tậu cầu thủ đến từ giải vô địch Hà Lan. Có vẻ như việc chiêu mộ các cầu thủ đến từ giải vô địch Hà Lan trở thành xu thế với các đội bóng Pháp. Tương tự như 2 đội bóng Lille và Reims, Nice vừa qua cũng đã mang về từ AZ Alkmaar, Calvin Stengs. Còn Pablo Rosario từ PSV, trong khi Monaco chi khá mạnh tay với 17 triệu euro để mua tiền đạo Myron Boadu từ AZ Alkmaar. Brest lại lựa chọn thủ thành Marco Bizot từ AZ Alkmaar. Phong trào mua sắm của các đội bóng này đến từ đâu? mời các bạn cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của kryoflex.com.

Sự quan tâm rất lớn của các CLB Ligue 1 tới các cầu thủ Hà Lan

Cầu thủ Calvin Stengs đến từ Hà Lan
Cầu thủ Calvin Stengs đến từ Hà Lan

Groningen –  Heerenveen là trận derby miền Bắc nóng bỏng tại giải vô địch Hà Lan. Đêm nay khi Lille tiếp Reims tại vòng 7 Ligue 1 (0h ngày 23/9). Bầu không khí derby miền Bắc Hà Lan vẫn sục sôi tại Pierre-Mauroy. Nhờ sự có mặt của Gabriel Gudmundsson (Lille) và Azor Matusiwa. Mitchell Van Bergen (Reims).

Cả ba tân binh nói trên đều mới hạ cánh xuống Ligue 1 mùa này. Gudmondsson đến từ Groningen tương tự Matusiwa trong khi Van Bergen đến từ Heerenveen. Đấy là chưa kể Sven Botman đã tới Lille từ mùa trước. Một trung vệ tài năng từng khoác áo Ajax và Heerenvenn.

Trong Top 30 bản hợp đồng lớn nhất của Ligue 1 trong năm 2021. Các cầu thủ đến từ Eredivisie chiếm đa số với 7 người. Xếp trên Bundesliga (5) và Serie A (3). Con số này có thể tăng thêm nếu hàng loạt vụ chuyển nhượng từ Hà Lan tới Ligue 1 không đổ bể. Andre Onana từ Ajax tới Lille, Harroui từ Sparta Rotterdam tới Lyon. Alvarez từ Ajax tới Rennes, Van de Ven từ Volendam tới Marseille).

Nói vậy để thấy sự quan tâm rất lớn của các CLB Ligue 1 tới thị trường cầu thủ Hà Lan. Trong đó phải kể tới vai trò quan trọng của siêu cò Mino Raiola. Người môi giới chủ lực cho Nice và Monaco trong các vụ chiêu mộ Boadu (17 triệu euro). Stengs (10 triệu euro) và Rosario (6 triệu euro). Raiola giống như một cây cầu nối các đội bóng Ligue 1 tới các ngôi sao của giải Hà Lan.

Bóng đá Hà Lan có chất lượng đào tạo rất cao

Cầu thủ trẻ Pablo Rosario
Cầu thủ trẻ Pablo Rosario

Nhưng một mình Raiola không tạo nên được xu hướng chuyển nhượng. Ngoài các CLB có tài chính mạnh ở Ligue 1. Các đội bóng nhỏ cũng tìm đến Hà Lan để “săn” những cầu thủ trẻ chất lượng và có giá vừa phải. “Bóng đá Hà Lan có chất lượng đào tạo rất cao. Chúng tôi thấy được điều đó qua đội U21 Hà Lan. Từng loại U21 Pháp tại tứ kết giải trẻ châu Âu hồi tháng 5/2021). Các cầu thủ trẻ Hà Lan cũng có giá chuyển nhượng dễ tiếp cận hơn các cầu thủ trẻ Pháp”. Mathieu Lacour, GĐĐH của Reims nhận xét.

Reims hiện là đội bóng tiên phong trong phong trào tuyển mộ cầu thủ từ Eredivisie. Trong ba năm qua, họ đã mang về nhiều tài năng từ giải Hà Lan như Arber Zeneli. Kaj Sierhuis, Mitchell van Bergen và Azor Matusiwa.

Về mặt chuyên môn, các cầu thủ Hà Lan sở hữu bộ kỹ năng phù hợp với yêu cầu tại Ligue 1. Kỹ thuật khéo léo và tính kỷ luật. Tấm gương thành công của nhiều cầu thủ Hà Lan tại Ligue 1. Góp phần thúc đẩy xu thế mua cầu thủ Hà Lan. Memphis Depay hay Sven Botman là những ví dụ tiêu biểu. Qua đó, các đội bóng Pháp có thêm niềm tin rằng cầu thủ Hà Lan đủ chất lượng chơi bóng tại Ligue 1. AZ Alkmaar riêng mùa hè vừa qua đã bán 3 cầu thủ cho Ligue 1.

Premier League cũng vô cùng hấp dẫn với cầu thủ Hà Lan

Tiền đạo Myron Boadu
Tiền đạo Myron Boadu

Nhưng giải đấu của người Anh quá khắc nghiệt mà sự hòa nhập khó khăn của Van de Beek. Tại MU và Hakim Zyech tại Chelsea ở mùa giải trước là lời cảnh báo. Vì thế, cầu thủ Hà Lan ưa chọn Ligue 1 hơn để làm bàn đạp của sự nghiệp. “Cơ hội đối đầu với Neymar, Mbappe, Messi cũng làm các cầu thủ trẻ Hà Lan háo hức với việc tới Ligue 1”. Mark-Jan Fledderus, GĐTT của Groningen cho biết.

Từ cả hai nền bóng đá, Hà Lan và Pháp đều đang tìm được tiếng nói chung. “So với ba bốn năm trước, các tuyển trạch viên người Pháp giờ có mặt đông hơn nhiều tại giải Hà Lan. Bản thân tôi cũng bận bịu hơn, tôi nhận được vô số lời đề nghị theo dõi cầu thủ này, cầu thủ kia. Trong vài tháng gần đây tôi có tới 3 lời đề nghị làm tuyển trạch viên cho các đội bóng Ligue 1 tại giải Hà Lan”, Didier Martel, tuyển trạch viên người Pháp của FC Utrecht chia sẻ.

Giải vô địch quốc gia Hà Lan (Eredivisie) là giải gì?

Eredivisie là giải đấu cao nhất trong hệ thống bóng đá Hà Lan. Giải vô địch Hà Lan được thành lập vào năm 1956. Chỉ 2 năm sau khi hệ thống bóng đá chuyên nghiệp tại Hà Lan ra đời. Ở mùa giải 2019-20, Eredivisie là giải đứng thứ 9 trên BXH UEFA.

Hiện tại, Ajax Amsterdam là đội bóng giàu thành tích nhất với 34 lần đoạt chức vô địch quốc gia. Họ đang là đương kim vô địch của giải đấu sau khi mùa 2019-20.

Ajax, PSV và Feyenoord được xem là “Big 3” của bóng đá Hà Lan. Họ cũng chính là những CLB chưa bao giờ vắng mặt ở bất kì mùa giải nào. Kể từ khi Eredivisie ra đời vào năm 1956. Còn FC Utrecht là đội bóng còn lại chưa bao giờ bị xuống hạng. Kể từ mùa đầu tiên họ tham dự giải vào năm 1970.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *