Tin tức mới

Sút penalty không phải là lợi thế của đội tuyển Anh trong mùa giải Euro 2020

Đội tuyển Anh đã thất bại nhiều lần trong các loạt sút penalty trong những năm gần đây, bao gồm các giải đấu lớn tại World Cup 1998, Euro 2004, World Cup 2006 và Euro 2012. Vậy ai là cầu thủ đá Penalty tốt nhất trong đội hình hiện tại của Southgate? Harry Kane, người đã ghi 45 bàn sau 51 trận cho đội tuyển Anh, có 11 lần thực hiện thành công quả phạt đền, với tỷ lệ thành công 88%.

Hai cầu thủ đạt tỷ lệ chuyển hóa 100% khi thực hiện các quả phạt đền là Jadon Sancho và Dominic Calvert-Lewin. Sancho có 4 bàn (1 bàn cho Anh) và Calvert-Lewin có 2 bàn (1 bàn cho Anh) trên chấm 11m. Hai cầu thủ còn lại của Anh thực hiện được loạt sút 5 quả cũng có tỷ lệ thành công rất cao. Đó là việc Marcus Rashford ghi 14 bàn sau 16 cú sút, trong đó có 4 bàn cho tuyển Anh, đạt tỷ lệ 87%.

Tuy những tỷ lẹ thành công của những thông kê trên rất cả trong quá trình luyện tập. Nhưng khi đối mặt với Ý tại chung kết thì đội tuyển anh lại không thể mang về chiến thắng cho mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiệu cụ thể những lý do khiến cho đội tuyển Anh thất bại ở trận sút luân lưu (sút penalty) trong bài viết dưới đây nhé.

Đội tuyển Anh không thể chạm tay vào ngai vàng vì thua cú sút penalty

Một lần nữa Tam sư lại thua trên chấm 11m. Đây đã là lần thứ 7 trong lịch sử ĐT Anh gục ngã ở lượt “đấu súng”. Sau 9 lần phải giải quyết thắng thua bằng những quả 11m định mệnh. Câu hỏi đặt ra là vì sao Tam sư sút penalty kém như vậy?

Italia là đội sút hỏng trước khi Belotti không đánh bại được Pickford. Cơ hội đã mở ra cho Tam sư. Nhưng Marcus Rashford lại sút đập cột ở lượt sút của mình. Sau đó, ở lượt sút cuối cùng, Jorginho lại sút không thành công. Cơ hội gỡ hòa lại tới với người Anh. Nhưng Saka cũng như Rashford và Sancho, cầu thủ trẻ này không thể đưa được bóng vào lưới. Anh đã thất bại với tỷ số 2-3 trước Italia ở lượt luân lưu. Và một lần nữa, họ không thể chạm tay vào ngai vàng vì sự yếu kém ở lượt “đấu súng”.

Đội tuyển Anh không thể chạm tay vào ngai vàng vì thua cú sút penalty
Đội tuyển Anh không thể chạm tay vào ngai vàng vì thua cú sút penalty

Thống kê chỉ ra trong 9 lần phải giải quyết thắng thua bằng lượt luân ở những giải đấu lớn, Anh chỉ thắng được đúng 2 lần trong khi nhận 7 thất bại. Tỷ lệ thắng luân lưu của Tam sư chỉ là 22% và không đội tuyển châu Âu nào sút penalty tệ như thế. Câu hỏi đặt ra là vì sao người Anh lại luôn bị ám ảnh bởi những quả 11m?

Giữ nhịp là yếu tố quan trọng bậc nhất

Bất kỳ ai chơi thể thao đều biết giữ nhịp là yếu tố quan trọng bậc nhất. “Tôi vuốt ve quả bóng. Hít thở thật sâu…”, Pirlo hồi tưởng lại trước khi anh thực hiện quả 11m ở trận chung kết World Cup 2006. Những động tác như vậy giúp Pirlo tìm ra nhịp điệu của mình. Người Anh lại thường không làm như vậy. “Mọi thứ tôi muốn làm là đặt quả bóng vào điểm đá thật nhanh rồi thực hiện”, Southgate kể lại thời khắc trước khi ông sút lên trời quả 11m ở trận bán kết EURO 1996. Đó là sự tương phản lớn giữa Pirlo và Southgate.

Chuyện của Southgate chính là câu chuyện của người Anh trên chấm 11m. Geir Jordet, nhà tâm lý học thể thao người Na Uy nghiên cứu gần 500 quả penalty ở World Cup, EURO và C1/Champions League từ năm 1976-2016 đã chỉ ra điểm rất quan trọng: Tốc độ thực hiện penalty. Ông chỉ ra rằng cầu thủ Anh là những người đá penalty nhanh nhất. Từ sau tiếng còi của trọng tài, họ chạy đà, rồi sút, tất cả chỉ mất trung bình… 0,28 giây. Đó chính xác là những điều Southgate kể lại khi ông thực hiện quả 11m ở trận bán kết EURO 1996. Southgate không làm những động tác như Pirlo, là vuốt ve trái bóng, rồi hít thở thật sâu, để tìm kiếm nhịp điệu của mình.

Đội tuyển Anh không thể làm chú cú sút penalty trên khoản cách 11m
Đội tuyển Anh không thể làm chủ cú sút penalty trên khoản cách 11m

Người Anh lại không tìm ra được nhịp điệu khi đứng trước quả 11m

Đứng trước những khoảnh khắc quyết định, giây phút mà ranh giới người hùng-tội đồ chỉ là tích tắc. Sự khác biệt nằm ở chỗ ai giữ được nhịp. Southgate đã cho các học trò tập sút penalty rất nhiều. Các chuyên gia tâm lý của Anh cũng cho các cầu thủ thực hiện những bài test tâm lý rồi chấm điểm, dựa trên thang điểm đó mà họ tìm ra cầu thủ đủ lạnh để sút penalty. Nhưng vấn đề là người Anh lại không tìm ra được nhịp điệu chính xác khi đứng trước quả 11m.

Saka chỉ có 60% cơ hội sút thành công. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ thành công trên chấm 11m trong 90 phút chính thức là 85%. Tỷ lệ thành công này giảm xuống còn 76% ở lượt luân lưu. Và nếu 1 cầu thủ đứng trước quả luân lưu quyết định thành bại. Kiểu như Saka đêm Chủ nhật, thì tỷ lệ thành công giảm xuống chỉ còn 60%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *