Có lẽ rằng đã rất lâu rồi bóng đá Việt Nam mới gặp phải tình trạng như hiện nay, V-League phải tạm hoãn do tình hình dịch bệnh phức tạp. Đây là một thông tin không vui cho toàn thể đội bóng cũng như những người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Việc V.League 2021 bị hủy là điều không ai muốn cả vì nó có rất nhiều hệ lụy đằng sau đó. Các cầu thủ sẽ luyện tập thi đấu ra sao? Đội bóng sẽ là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất khi quyết định hủy V.League của năm nay.
V.League 2021 tạm hoãn dài hạn
Dịch COVID-19 khiến giải bóng đá VĐQG, LS V-League 2021 phải tạm hoãn dài hạn. Đẩy các đội bóng vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bên cạnh vấn đề tài chính, việc duy trì quân số cũng như phong độ cầu thủ là bài toán khiến lãnh đạo các CLB đau đầu.
Đầu tuần này, HLV Kiatisuk Senamuang (HAGL) chia tay đội bóng để về Thái Lan. Để về tới Bangkok, cựu danh thủ Thái phải di chuyển bằng ô tô ra Hà Nội. Rồi từ đây bắt chuyến bay quá cảnh Singapore. Trước đó hôm 30/7, HAGL đã “xả trại” để các thành viên nghỉ ngơi sau khi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thông qua kế hoạch lùi LS V-League tới đầu năm 2022 do VPF đưa ra.
Ngoài 6 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam gồm Lương Xuân Trường, Văn Toàn, Tuấn Anh, Hồng Duy, Minh Vương, Vũ Văn Thanh. Các ngoại binh HAGL cũng được cho nghỉ. Trung vệ Kim Dong-su đã tranh thủ về Hàn Quốc thăm gia đình. HAGL đồng thời thanh lý hợp đồng với tiền đạo Nguyễn Trung Đại Dương nhằm tạo điều kiện cho anh tìm bến đỗ mới.
Ngày 6/8, VFF đã chính thức thông qua kế hoạch của VPF về việc lùi các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia qua năm 2022. Trong đó V-League chỉ trở lại từ ngày 12/2. Sau quyết định này, các đội bóng đều cho cầu thủ nghỉ tập. Vấn đề phát sinh khi nhiều trường hợp ngoại binh chỉ có hợp đồng với CLB đến cuối năm 2021.
Các đội bóng làm sao khi hoãn V.League?
Đại diện 1 đội bóng miền Bắc hôm qua cho biết, đội tạm thời vẫn trả lương cho ngoại binh đầy đủ để giữ chân cầu thủ. “Tuy nhiên nếu nghỉ kéo dài quá lâu thì khác. Có lẽ CLB cũng phải cân nhắc phương án cắt giảm lương cả ngoại và nội binh. Tình hình dịch bệnh như vậy, nếu chúng tôi thanh lý hợp đồng thì không chắc sau đây có bổ sung được hay không vì việc tìm cầu thủ, thử việc rất khó khăn”. Vị trên cho biết.
Bài toán khó cho nhiều đội bóng
Nhiều đội bóng khác cũng trong tình trạng tương tự. Bởi vì phải đứng trước bài toán giữ chân cầu thủ trong lúc giải nghỉ nhiều tháng. Hôm qua có tin TP Hồ Chí Minh đang cân nhắc cho một đội bóng ở giải nhà nghề Mỹ (MLS) mượn tiền vệ Lee Nguyễn trong lúc chờ V-League trở lại.
Đây được xem là phương án hài hoà lợi ích của cả Lee Nguyễn và TP Hồ Chí Minh. Đội đã chi số tiền rất lớn để ký hợp đồng với anh. Các đội bóng cho biết hiện đang chờ thông báo của BTC giải về thời gian cũng như các quy định khác liên quan việc bổ sung ngoại binh, qua đó có kế hoạch xử lý.
Becamex Bình Dương phải thanh lý hợp đồng
TGĐ Cty cổ phần bóng đá Becamex Bình Dương Lê Hồng Cường cho biết. Việc giải hoãn quá lâu ảnh hưởng lớn đến đội bóng. Theo ông Lê Hồng Cường, Becamex Bình Dương có thể phải thanh lý hợp đồng với cầu thủ ngoại bởi thời hạn sắp hết. Đội muốn giữ chân buộc phải ký thêm hợp đồng mới. Bình Dương trước đó đưa ra phương án dừng LS V-League, công nhận kết quả hiện tại.
“Giải dừng như vậy khiến các CLB rất khó khăn. Tôi nghĩ rằng nếu nghỉ hẳn CLB sẽ dễ xử lý. Rồi để qua năm có thời gian chuẩn bị cho mùa giải mới tốt hơn. Tới tháng 2 năm sau đã gần qua giải mới rồi. Mà liệu có ai chắc chắn khi đấy có thể đá được? Với Bình Dương chúng tôi khi trở lại có thể cũng không đủ quân để đá”-ông Lê Hồng Cường nói.
Nhiều hệ lụy cho các đội bóng khi hoãn V.League
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong hôm qua, TGĐ VPF Nguyễn Minh Ngọc cho biết thêm thông tin. VPF sẽ làm việc với bộ phận pháp lý VFF để tìm hiểu các quy định liên quan của FIFA trước khi thông báo tới các CLB. Ông Nguyễn Minh Ngọc nói: “Chúng tôi rất chia sẻ với các khó khăn của CLB.
Tuy nhiên với tình hình dịch COVID-19 như hiện nay, đây là khó khăn chung với tất cả ngành, nghề trong xã hội. Không ít thì nhiều, tất cả đều chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng để trong điều kiện hiện tại có thể đảm bảo hài hòa lợi ích chung”.
Việc đưa V. League 2021 vắt sang năm 2022 sẽ tác động trực tiếp đến tài chính của các đội bóng. Một tháng, mỗi câu lạc bộ chi ra chừng 1-2 tỉ đồng tiền lương, ăn, ở, di chuyển… Với việc phải “ngủ đông” trong suốt thời gian dài, kinh phí cho mỗi đội bóng sẽ bị đội lên hàng chục tỉ đồng so với những năm trước đây.