Luke Shaw đã có một mùa giải đáng nhớ cùng Man United trước khi tiếp tục gây ấn tượng tại Euro 2020 trong màu áo đội tuyển Anh. Ngôi sao 26 tuổi đóng góp 3 pha kiến tạo và 1 bàn thắng giúp tuyển Anh vào chung kết. Đáng tiếc, “Tam sư” đã bị Italia đánh bại trên chấm phạt đền ngay tại Wembley. Với những màn trình diễn ấn tượng của mình, Shaw nhận được biệt danh “Shawberto Carlos”. Và hậu vệ huyền thoại Roberto Carlos cũng khẳng định Shaw là cầu thủ xuất sắc nhất tại Euro 2020.
Tuy rằng đội tuyển Anh đã thất bại trước đội tuyển Ý tại Euro 2020 nhưng về mặt thành tích thì cầu thủ Luke Shaw của đội tuyển Anh được xem là cầu thủ xuất sắc nhấ trong mùa giải Euro này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về tài năng của anh chàng Hậu vệ xuất sắc trong bài viết dưới đây nhé.
Một người vừa có năng khiếu, vừa có nỗ lực, nhưng cũng rất đời thường
Tất nhiên không có gì là tuyệt đối, nhưng với người viết, để bóng đá vẫn là một môn thể thao phổ thông, thì cả Messi lẫn Ronaldo đều không nên là hình mẫu (tất nhiên họ vẫn là thần tượng của hàng triệu người). Nếu trở thành ngôi sao khó như thế, thì liệu còn mấy đứa trẻ đang chơi bóng hôm nay dám mơ ước trở thành ngôi sao trong tương lai? Tại sao không xây dựng một hình mẫu gần gũi hơn? Một người vừa có năng khiếu, vừa có nỗ lực, nhưng cũng rất đời thường. Một người như Luke Shaw?
Shaw rõ ràng là một tài năng đặc biệt. 17 tuổi, anh đã chơi bóng ở Premier League, và là cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử Southampton ra sân ở đấu trường này. 19 tuổi, anh đã dự World Cup, và là cầu thủ trẻ nhất ra sân ở World Cup 2014. Không phải tự nhiên M.U chi tới 30 triệu bảng để mua anh về hồi Hè 2014, biến anh thành cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất thế giới lúc đó.
Shaw không phải kiểu thiên tài
Shaw không phải kiểu thiên tài. Lối chơi của anh lúc nào cũng nhiều khiếm khuyết. Từ HLV Pochettino ở Southampton tới Van Gaal ở M.U đều nhiều lần khẳng định Shaw là một viên kim cương thô, còn cần rất nhiều thời gian mài giũa.
Shaw cũng không phải mẫu cầu thủ “siêu chuyên nghiệp” như Ronaldo. Nhìn cơ thể mũm mĩm của Shaw, có thể tin là anh không phải kiểu người cứ hết buổi tập là lại cắm mặt vào phòng gym như Ronaldo. Và chắc là anh cũng không từ bỏ hết mọi thú vui ăn uống để phục vụ cho sự nghiệp, như (một lần nữa) Ronaldo. Shaw, nói chung, rất đời. Tất nhiên, một cầu thủ như thế nếu không thành công thì đương nhiên sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn. Nhưng Shaw đang thành công.
Hành trình của Shaw là không hề dễ dàng
Hành trình của Shaw là không dễ dàng. Cách đây chỉ mấy năm, anh còn bị xem như một cầu thủ “không biết đá bóng”. HLV Jose Mourinho từng mỉa mai “anh ta chơi bóng với bộ não của tôi”. Cũng chính ông Mourinho là người đã dí Shaw xuống bùn sâu. Giữa lúc anh còn đang chới với sau cú sốc gãy chân. Từng có thời điểm người ta nghĩ rằng, Shaw thế là “hỏng”. Nhưng bằng nỗ lực của bản thân, và niềm tin của HLV Solskjaer, Shaw đã tìm lại được quãng thời gian đã mất. Cả ở M.U mùa vừa rồi lẫn ở ĐT Anh tại EURO 2020, anh đều là một trong những người hay nhất.
Cái hay của Shaw là anh không hề gồng lên để hay. Mỗi động tác chạm bóng, đi bóng, tạt bóng hay dứt điểm của anh đều rất nhẹ nhàng và tự nhiên. Đó là cái hay của những người đã tìm thấy sự kết nối với trái bóng. Của Shaw, một hình mẫu.
Đi vào lịch sử EURO
Bàn thắng mở tỉ số của Luke Shaw trong trận chung kết với Italia được ghi ở phút 1:57. Đây là bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử một trận chung kết EURO. Đáng nói hơn, đây cũng là bàn thắng đầu tiên của Shaw trong màu áo đội tuyển Anh. “Mọi người nghĩ rằng, tôi không thích Luke Shaw. Nhưng tôi phải nói rằng cậu ấy đã có một giải đấu tuyệt vời, một trận chung kết xuất sắc, không hề phạm phải một sai lầm nào”, lời của Jose Mourinho, thầy cũ của Shaw ở Man United.
Sự hồi sinh kỳ diệu của Luke Shaw
Không chỉ phong độ gia tăng vượt bậc mà Luke Shaw còn tìm lại đỉnh cao từ chấn thương nặng đến mức suýt phải cắt cụt cẳng chân năm 2015. Khi mới nổi lên, Shaw được xem là người kế tục Ashley Cole ở tuyển Anh. Lúc đó anh chưa đầy 18 tuổi nhưng trở thành cầu thủ tuổi teen đắt giá nhất thế giới bóng đá, khi Man Utd mua từ Southampton với giá 30 triệu bảng năm 2014. Cũng trong năm đó, Shaw được đề cử giải Cậu bé vàng, và tưởng chừng không gì ngăn anh băng băng đến đỉnh cao sự nghiệp.
Lời kết
Nếu bạn có một cậu con trai muốn theo nghiệp bóng đá, bạn sẽ lấy ai làm hình mẫu cho con? Lionel Messi? Cristiano Ronaldo? Hay Luke Shaw? Với tôi, đó phải là Shaw. Thế giới bóng đá bấy lâu nay vẫn chia làm hai nửa. Một nửa theo phe Messi, nửa kia theo phe Ronaldo. Đấy đều là hai thiên tài trăm năm có một, nhưng điều gây tranh cãi là họ vươn tới tầm vóc thiên tài theo những cách được cho là trái ngược nhau. Messi, người ta nói, sở hữu tài năng thiên bẩm. Ronaldo, người ta nói, sở hữu ý chí có một không hai. Thế nên, hoặc là bạn theo phe Messi, hoặc là bạn theo phe Ronaldo. Nếu bạn theo cả hai phe, thì làm gì có ai chịu nổi!
Nhưng với những bậc phụ huynh muốn con cái theo nghiệp bóng đá. Cả Messi lẫn Ronaldo thực ra đều là những vì sao quá xa vời. Chẳng bao giờ có thể vươn tới được. Ngay cả khi Messi xuất sắc chỉ nhờ thiên bẩm như người ta nói. Thì thế giới bóng đá cả trăm năm qua có được mấy người như anh? Tương tự, cũng có được mấy ai chuyên nghiệp được như Ronaldo. Người mà việc đầu tiên anh ta làm sau mỗi trận đấu là lao vào bồn đá lạnh. Trong khi ngoài kia người bạn gái nóng bỏng vẫn đang chờ?