Chuột rút là một trong những vấn đề mà các vận động viên hay cầu thủ trong các môn thể thao điển hình như bóng đá, bơi lội, chạy bộ, bóng chuyền,… thường xuyên mắc phải. Trong số các môn thể thao đó thì tình trạng chuột rút khi chơi bóng đá là phổ biến nhất. Chuột rút khi chơi bóng đá không chỉ khiến cầu thủ bị đau dữ dội mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ phải rút lui khỏi trận đấu. Nếu nghiêm trọng hơn thì nó còn khiến cầu thủ gặp phải các chấn thương nghiêm trọng khác, thậm chí là nguy hiểm đến tình mạng. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng kryoflex.com tìm hiểu kỹ hơn về loại chấn thương này khi chơi bóng đá qua bài viết dưới đây nhỉ?
Tìm hiểu về tình trạng chuột rút
Hiện tượng chuột rút là gì? Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ. Nó thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Chuột rút xảy ra vào đêm và thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.
Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân. Hầu hết các triệu chứng chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh những cơn đau nhức xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da. Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
- Cảm giác khó chịu nghiêm trọng.
- Sưng chân, mẩn đỏ hoặc màu da thay đổi.
- Yếu cơ.
- Xảy ra thường xuyên.
- Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc.
- Không tìm ra một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như tập thể dục quá sức.
Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi bóng đá
- Nguyên nhân đầu tiên và thường gây ra tình trạng chuột rút trong bóng đá là tập luyện khởi động chưa đủ, chưa đúng và chưa kỹ làm cho cơ bị co rút khi có những phản ứng hay động tác đột ngột, dễ gây ứ đọng acid lactic kích thích thần kinh ở tủy gây ra tình trạng co rút cơ liên tục.
- Bị teo cơ do tuổi tác hoặc cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo.
- Mất nước quá nhiều, chất điện giải, muối đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.
Cách xử lý tình trạng chuột rút khi chơi bóng đá
- Khi bị chuột rút vấn đề đầu tiên cần thực hiện là ngưng việc vận động ngay. Sau đó vào những nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và xử lý bước tiếp theo.
- Làm động tác kéo dãn cơ và giữ cho đến khi cảm thấy ổn. Đồng thời kết hợp với xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút.
- Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.
- Uống nhiều nước thể thao hay nước muối hoặc là ăn chuối.
- Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.
Cách phòng tránh tình trạng chuột rút trong bóng đá
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi bất kể môn thể thao nào. Đặc biệt, không được bỏ qua các động tác dãn cơ, căng cơ.
- Sử dụng các dụng cụ phụ kiện ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh,…
- Uống nước đầy đủ.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ và thích hợp sau khi chơi thể thao.